Bản đồ Messenger Zalo Hotline

Ăn uống kém, mệt mỏi, hay buồn ngủ, học hành không tập trung, dễ cáu gắt, thiếu máu… là những biểu hiện của việc thiếu sắt – kẽm lâu dài ở trẻ, nhưng nhiều cha mẹ không hay biết.

Chính vì không biết nên cha mẹ không chủ động bổ sung dự phòng sắt – kẽm cho con, dẫn đến tình trạng trẻ em Việt thiếu trầm trọng 2 vi chất này. Tỷ lệ trẻ thiếu kẽm chiếm đến 60% và cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. Đặc biệt, trẻ thiếu sắt thì thường đi đôi thiếu kẽm. Ngay cả khu vực thành thị, nơi có dân trí cao, tính đến 5 năm gần đây cũng chưa có sự cải thiện nào” – TS. BS Phan Bích Nga – Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng (Viện dinh dưỡng quốc gia) cho biết.

Vậy con của bạn có thiếu sắt, kẽm không? Mẹ nên bổ sung sắt, kẽm cho con như thế nào? Hãy lắng nghe ý kiến chuyên gia.

Gần 60% trẻ em Việt thiếu kẽm, cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt

Thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy: Trong giai đoạn 2019 – 2020, có 60% trẻ từ 6 tháng đến gần 5 tuổi đang thiếu kẽm, cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt không phân biệt thành thị và nông thôn. Đây là một con số đáng báo động.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do:

– Lượng sắt, kẽm dự trữ 3, 4 tuần cuối thai kỳ sang con chỉ dùng đủ trong 4 tháng đầu đời với điều kiện mẹ sinh đủ ngày đủ tháng và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai.

Xem thêm:  Thời điểm tốt nhất để uống sữa

– Lượng sắt trong sữa mẹ khá thấp, 1 lít sữa mẹ chỉ chứa 0,35mg sắt còn kẽm thì tốt hơn một chút là 2 – 3mg kẽm, tuy nhiên sau 3 tháng lượng kẽm trong sữa mẹ chỉ còn 0,9mg/lít. Với lượng sắt, kẽm như vậy trẻ phải dùng từ 17 đến 20 lít mỗi ngày mới đảm bảo đủ lượng sắt và kẽm cần thiết cho cơ thể.

– Tỷ lệ hấp thu sắt kẽm từ thức ăn khá thấp chỉ từ 5-15%, kẽm từ 10-30%, và các vi chất chủ yếu có trong đạm động vật như trứng, thịt bò, ghẹ, hàu… Trong khi trẻ bắt đầu ăn dặm trẻ tập với với tinh bột trước và các đạm tập dần sau với lượng nhỏ, dẫn đến trẻ thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng, điển hình là sắt và kẽm.

– Ngoài ra, trẻ em dễ bị nhiễm giun sán, rối loạn tiêu hóa thường xuyên gây giảm hấp thu sắt, kẽm.

Chính vì vậy, sau 6 tháng, tỷ lệ thiếu sắt kẽm ở trẻ tăng rất cao. Đặc biệt, với những trường hợp sinh non, sinh con nhẹ cân, đa thai, suy dinh dưỡng bào thai, là trường hợp trẻ thiệt thòi do không nhận đủ sắt kẽm và các vi chất khác từ mẹ ngay trong giai đoạn thai kỳ, nên cha mẹ cần lưu ý bổ sung sắt kẽm cho con ngay từ khi bé mới sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo đủ vi chất cho trẻ phát triển.

Xem thêm:  Thời điểm tốt nhất để uống sữa
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
024 8582 9898
Liên hệ